No one to see

24/06/2013 1 comment
1169257481-sc-120
Disrupted night
Broken dreams turn into fragmented thoughts
Birds fight in the wood
as day breaks and enters
without fail
Another morning
Another noon
We march through the hours
moving through space
Grass
Sunshine
Fragrance in the air
Strangers’ faces here and there
We march
Laughter and hopscotch
Tears and tic tac toe
Random games
Same result
The here
The now
The live in the moment
Will they come back
and haunt us
in the wee hours
when broken dreams and fragmented thoughts
linger
for no one to see
Categories: English, Thoughts, Whatever

Chín ngày

nine daysBạn sẽ làm gì nếu bố/mẹ bạn là một nhà hoạt động dân chủ, và một ngày bỗng bị bắt giam vĩnh viễn?

Bạn sẽ làm gì nếu bạn là một người viết báo đối diện với đề tài nói trên?

Ti-Anna dành phần còn lại của cuộc đời mình để đi tìm tự do cho cha cô bằng nhiều cách khác.

Fred Hiatt viết tiểu thuyết.

1. Năm 1989, Ti-Anna chào đời tại Montreal, Canada. Tên của cô không phải là một ngẫu nhiên lịch sử. Cha cô, Vương Bính Chương (Wang Bingzhang), đặt cho cô cái tên này để ghi nhớ sự kiện Thiên An Môn tại Trung Quốc. Ông Vương là người sáng lập tạp chí dân chủ hải ngoại mang tên Mùa xuân Trung Hoa năm 1982 khi định cư sau thời gian du học tại Canada. Ông trở về Trung Quốc, lập nên hai đảng đối lập năm 1989 và 1998, sau đó bị trục xuất khỏi nước này. Tháng 6-2002, ông Vương cùng hai cộng sự nhập cảnh vào Việt Nam trong một nỗ lực tiếp xúc với những nhà hoạt động dân chủ khác của Trung Quốc. Tại Việt Nam, ông bị an ninh Trung Quốc bắt giữ và đưa về nước bằng một cách nào đó, và sáu tháng sau, chính phủ Trung Quốc tuyên án tù chung thân đối với ông tại nước này.

Năm 2008, sau khi tốt nghiệp trung học, Ti-Anna ngừng kế hoạch vào đại học, dành trọn một năm đến sống ở Washington DC để tìm cách thuyết phục chính phủ Mỹ và các tổ chức nhân quyền quốc tế hỗ trợ kêu gọi chính phủ Bắc Kinh trả tự do cho ông Vương. Cô viết một lá thư gửi đến nhật báo Washington Post với tựa đề “Đấu tranh đòi tự do cho cha tôi”. Từ lá thư này, Ti-Anna gặp Fred Hiatt.

2. Fred Hiatt khi đó đang biên tập trang xã luận tại Washington Post. Câu chuyện của Ti-Anna, ngôn ngữ thể hiện trong lá thư, và bản thân tên người viết gây ấn tượng đối với ông. Fred cho đăng lá thư, đồng thời hẹn gặp Ti-Anna. Là phóng viên từng thường trú ở Đông Á, Nga, từng được để cử giải Pulitzer cho những bài xã luận về nhân quyền quốc tế, Fred Hiatt nhanh chóng nhận ra ông đang chứng kiến một câu chuyện đời phi thường.

Tháng 4-2013, cuốn truyện dành cho giới trẻ vị thành niên với tựa đề Chín ngày (Nine days) được xuất bản tại Mỹ. Truyện kể về hành trình của hai học sinh lớp 10 bay nửa vòng trái đất từ Washington DC đến Hongkong và Việt Nam để tìm kiếm dấu vết của một người đàn ông bị bắt cóc. Trong truyện, người đàn ông này có tên Chen Jie-min, là một nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc sống tại Mỹ. Một trong hai bạn trẻ lớp 10 là con gái của ông, tên Ti-Anna. Nhân vật còn lại, người xưng “tôi” trong truyện, tên Ethan, là một thiếu niên Mỹ. Tác giả Fred Hiatt đề tặng cuốn truyện cho con trai tên Nate. Bìa sách ghi “Lấy cảm hứng từ một chuyện có thật”.

3. Tôi đọc Chín ngày sau khi nghe bài phỏng vấn của đài NPR với Fred Hiatt và Ti-Anna Wang. Trong buổi phỏng vấn, Ti-Anna cho biết gia đình cô vẫn bay về Trung Quốc thăm bố theo lịch thăm thân định kỳ. Cô cũng cho biết điều cô lo lắng nhất là tình trạng sức khoẻ tinh thần của ông Vương – “cha tôi dường như đã mất hy vọng vào việc mình có thể tìm được tự do”, cô nói trong nước mắt. Fred Hiatt nói mọi chuyện bắt đầu từ ấn tượng mạnh của ông về sự kiên định lặng lẽ của cô gái 19 tuổi mà ông gặp lần đầu tại sảnh khách sạn trên phố 15 ở Washington DC. Với ông, Chín ngày là một cách khác để đánh thức giới trẻ, khơi gợi những ý tưởng về quyền con người, và thu hút sự chú ý của họ đến những vùng đất còn nhiều bất ổn xã hội và chính trị.

4. Không thể dùng lăng kính của người trưởng thành để đánh giá Chín ngày. Cũng không thể hé lộ bất kỳ thông tin nào của cuốn sách để bạn (chưa đọc) mất hứng. Chỉ có thể nói bên lề, rằng Fred Hiatt tả về Hongkong và Hà Nội như là một người đã từng có mặt ở đó. Còn hành trình của Ethan và Ti-Anna, dù chỉ kéo dài chín ngày, là một hành trình đủ đậm để đánh thức sự tò mò – và hy vọng là cả ý thức về những gì đang thật sự diễn ra trên thế giới – của những ai cùng đồng hành với hai bạn trẻ này qua những trang sách.

Vì hai lý do đó, tôi sẽ cho bọn trẻ trong nhà đọc Chín ngày khi chúng đã đủ tuổi để tò mò về thế giới.

Còn dưới đây là một trích đoạn về giao thông Hà Nội:

The streets were narrow, and lined with shops with no doors or walls, spilling their goods onto what would have been the sidewalks – except there were no sidewalks, either. And there were no traffic lights, or traffic policemen or stop signs or, as far as I could see, rules of any kind. What there were: More mopeds, motorcycles and bicycles than you knew existed. Lots of them with two or even three people hanging on, sometimes hefting baskets of mangoes or giant containers of auto parts, all coming at us in an unending river of honks and bells and exhaust.

Ti-Anna and I stood at the corner… and thought: We will never get across. This is where our lives will end. But here’s the thing: You CAN get across. And the way to do it is by just… walking… across. Not too fast, not too slow: the key is, no unpredictable movements. The traffic never stops. It doesn’t even seem to notice. But somehow, it flows around you. The motorcycle drivers have to have faith that you’re going to keep walking across that road, pretty much the same speed you’ve been walking across the road, and you have to have faith that they won’t hit you. The might flow behind you, they migh flow before you, but they won’t hit you. You try not to catch their eyes, either, or even really look at what’s coming. That only confuses things. Instead, you just … keep… walking (p.109-110).

Categories: Whatever

Chuyện chúng ta

10/05/2013 1 comment

Rồi sẽ còn rỉ rả lâu những tranh luận về tình trạng náo loạn của truyền thông tại Mỹ trong tuần rồi kể từ chiều thứ Hai, 15/4, khi thông tin đầu tiên về vụ nổ bom tại Boston được phát đi đồng loạt. Tôi đang trên đường chở con gái đi tập thể dục, nghe đài phát thanh quốc gia NPR liên tục đọc: “Xin nhắc lại, cho đến nay, điều duy nhất mà chúng tôi được biết là đã có hai quả bom phát nổ tại cuộc chạy marathon ở Boston, nhiều người bị thương và có thiệt mạng. Chúng tôi sẽ cập nhật tình hình trong thời gian sớm nhất. Xin khán giả bình tĩnh và tiếp nhận các thông tin theo những nguồn tin chính thức, không bị chi phối bởi hàng loạt thông tin đang truyền tải trên các kênh truyền thông xã hội hiện nay”. Lúc đó là 3:45 phút chiều.

Mười lăm phút sau, khi thả con gái tại phòng tập và chạy một mạch về nhà, tôi – chắc chắn là cũng như hàng triệu người khác trong và ngoài nước Mỹ – cuống cuồng mở điện thoại, máy tính và tivi ra rảo khắp các kênh bất kể chính thống hay không. Thông tin tràn ngập và biến đổi từng phút. Tôi trao đổi với anh xã, liên hệ với bạn bè xung quanh khu vực Boston, rồi dần dần ngập trong dòng thác thông tin cho đến lúc không thể không dừng lại được nữa (vì những việc hàng ngày trong nhà phải động tay đến). Đến cuối ngày, khi tắt điện thoại đi ngủ, tôi mới nhớ đến lời khẩn khoản của phát thanh viên đài NPR buổi chiều. (Cho đến lúc đó, NPR cũng đã rơi vào tình trạng bơi cật lực cho kịp tốc độ đưa tin/tung tin của cả làng).

Kể lể dông dài như thế để tự thừa nhận tôi cũng là thành viên của cái thế giới triệu triệu người tham gia vào cơn lũ thông tin của tuần qua. Điều đơn giản và căn bản nhất của truyền thông là không có người tiếp nhận thì sẽ không có người cung cấp thông tin. Những dòng tin vô căn cứ ban đầu sẽ tắt dần đi nếu không có khán giả nuôi sống chúng với nỗi đói khát lồ lộ, thể hiện qua giao thông trên Internet và bắt sóng/nối mạng truyền hình. Khi tôi háo hức đến như thế – dĩ nhiên là vì trăm ngàn lý do tôi nhận là chính đáng – tôi cũng là tác nhân của mọi thứ mà tôi tiếp nhận. Vì lý do này mà tôi thường hay khựng lại khi đọc những bài chỉ trích, chất vấn, hoặc đòi hỏi vai trò của truyền thông chính thống với người đọc/nghe/xem (nhân tiện, nói thật tình là khái niệm này đến giờ với tôi đã trở nên chẳng còn can hệ gì; công nghệ liên quan đến thông tin đã vượt xa mọi định nghĩa về truyền thông cổ điển từ khá lâu rồi).

Hơn lúc nào hết, lựa chọn tiếp nhận thông tin bằng xem/nghe/đọc đã trở nên dễ dàng và tự nhiên. Có thể ban đầu chúng ta còn choáng ngợp với biển thông tin và không biết làm gì với nó. Nhưng đến giờ thì chẳng còn gì biện giải cho việc tiêu hoá thông tin một cách thiếu cẩn trọng. Chẳng phải với số lượng thời gian tiếp cận công nghệ thông tin cho đến hôm nay, chúng ta đã đến tuổi trưởng thành rồi sao? Còn lăn tăn kiểu “bị kẻ hư chúng nó dụ dỗ chứ cháu có thế đâu” (như ngày xưa các cụ nhà hay biện bạch cho tôi) thì chỉ là biểu hiện của việc chúng ta vẫn đang giẫm chân tại chỗ vị thành niên.

Trong suốt tuần qua, bơi trong cơn lũ thông tin, tôi cố đi tìm cho mình những “cái neo” cần thiết. Tôi tìm đọc về chuyện những người tham gia chạy marathon sau hai đợt bom nổ đã tiếp tục chạy một mạch đến các phòng cấp cứu để tiếp máu (tôi cần câu chuyện này để xoa dịu con bé nhà tôi hoảng hốt vì nghe nói có kẻ xấu vẫn đang ngoài vòng pháp luật và có một bạn gần tuổi đã chết vì bom). Tôi đọc – và giận dữ – về những bài viết nhấn mạnh quá khứ tị nạn của hai kẻ bị tình nghi mà làm nhẹ yếu tố một trong hai người này đã chính thức trở thành công dân Mỹ, về chuyện bạn bè của người này bảo “hắn nói tiếng Anh ít có dấu vết người nước ngoài lắm, hắn luôn cố nhập cuộc, hắn ăn mặc giống như một thanh niên Mỹ điển hình” (bản thân những bình luận kiểu này đã mang dấu vết phân biệt tinh vi).

Cuối cùng, sau khi mọi ồn ào đã tạm lắng xuống trong ngày hôm qua, tôi chọn giữ lại cho mình câu nói của TT Obama trong cuộc họp báo đêm 19/4 như một “mỏ neo” chính.

“In this age of instant reporting – tweets and blogs, there is a temptation to latch onto any bit of information, sometimes to jump to conclusion. But, when a tragedy like this happens, with public safety at risk and the stake so high, it is important that we do it right… That’s why we take care not to rush to judgment… certainly not about the entire group of people… After all, what makes… Boston great is that we welcome every religion, every ethnicity, people from all over the world… Let’s make sure that we sustain that spirit.” (Trong thời buổi thông tin tức thời như hiện nay, chúng ta dễ có khuynh hướng bám lấy thông tin bất kỳ, và đôi khi đưa ra kết luận vội vàng. Tuy nhiên, khi một bi kịch như thế này xảy ra… quan trọng nhất là chúng ta phải xử lý cho đúng đắn… Vì thế mà chúng ta cần bảo đảm không đưa ra một chỉ trích hấp tấp nào… đặc biệt là chỉ trích cả một cộng đồng … Nói cho cùng, điểm tốt đẹp của Boston là thành phố này chào đón mọi tôn giáo, mọi dân tộc, mọi người đến từ mọi nơi trên thế giới… Hãy bảo đảm là chúng ta tiếp tục giữ cho được tinh thần tốt đẹp đó)boston-boming-cartoon-luckovich-495x363

Categories: Ý tưởng, Tiếng Việt, Xa

Sống đã thành Sông

1. Hai truyện tiếng Việt cuối cùng mà tôi đọc từ đầu đến cuối là Cánh đồng bất tận và Sông. Cả hai đều đọc muộn, tức là sau khi mọi rúng động trong hồ nước đã lặn. Giữa hai lần đọc, tôi có gặp NNT một lần, ngắn ngủi, không riêng tư.

2. NNT đặt trước mặt tôi một nhân vật (Ân) với một mớ hành lý nặng nề. “Mớ hành lý” là do tôi dịch từ chữ baggage, nảy ra trong đầu tôi khi bắt đầu đi cùng với Ân qua những trang sách. Hành lý ở đây là một quá khứ mà NNT (dường như) cho là phức tạp. Là người tình (đã tưởng đồng hành muôn đời lại bỏ phắt đi lấy vợ, lấy vợ xong lại nhì nhằng đòi ôm ấp tiếp). Là mẹ (vừa đòi con lấy vợ vừa đòi con sửa hàng rào, rồi lại còn thích khoe chuyện giai với con để thể hiện tình mẫu tử). Là môi trường làm việc (làng báo, đa phần là lá cải, có hẳn vài ví dụ dùng chữ – lộ hàng, tốc váy – để cho rõ là lá cải) và đồng nghiệp (ai cũng được giới thiệu qua, kèm theo “mớ hành lý” của riêng họ, nghe chừng cũng phức tạp không kém).

3. Ân lên đường. Đi dọc sông Di. NNT chẳng cho người đọc chọn lựa nào khác ngoài việc phải đi theo Ân. Tốc độ đi của Ân được NNT ấn định bằng từ “trôi”, là từ được dùng nhiều trong 222 trang sách. Đi thì phải gặp, phải va chạm, phải tiếp xúc. Thế là NNT cũng “yêu cầu” người đọc gặp, chạm, và tiếp cùng với Ân. Cứ vài ba trang lại xong một cuộc giao thoa như thế. Read more…

Categories: Tiếng Việt, Xa

(Thêm) một cuốn sách sử, (thêm) một bước đến gần sự thật

Kill anything...(góc trái phía dưới) trên kệ sách lịch sử tại hiệu sách Barnes & Nobles.

Kill anything…(góc trái phía dưới) trên kệ sách lịch sử tại hiệu sách Barnes & Nobles.

Ngày 15/1 vừa qua, thêm một cuốn sách về chiến tranh Việt Nam được phát hành tại Mỹ. Kill anything that moves: The Real American War in Vietnam (Động là giết: Cuộc chiến thật sự của Mỹ tại Việt Nam) được phóng viên kiêm sử gia Nick Turse phát triển từ bản luận văn tiến sĩ bảo vệ năm 2005 tại Đại học Columbia.

Trong lời mở đầu, Nick Turse khẳng định: “… Qui mô kinh hoàng của những nỗi đau khổ của thường dân (Việt Nam) vượt quá bất kỳ điều gì có thể biện minh bằng lý lẽ “con sâu làm rầu nồi canh”… Sát hại, tra tấn, cưỡng hiếp, bạo hành, cưỡng bức di dời, đốt nhà, bắt bớ, cầm tù vô tội vạ – những sự việc như thế đã trở thành thực tế hàng ngày trong suốt những năm người Mỹ hiện diện tại Việt Nam… Đây không chỉ là những trường hợp cá biệt, mà là hậu quả tất yếu của những chính sách có chủ đích, được chỉ đạo từ những cấp bậc cao nhất trong quân đội (Mỹ).” (trang 6).

Luận điểm trung tâm này – được viết bằng ngôn ngữ hàn lâm đặc trưng – đã được tác giả chứng minh bằng các phương pháp thông dụng trong ngành sử học: khai thác tài liệu lưu trữ, phỏng vấn nhân chứng và người trong cuộc, kiểm tra đối chiếu các nguồn thông tin… Là một nhà báo lão luyện từng nhận nhiều giải thưởng báo chí quốc gia, Nick Turse khai thác tối đa thế mạnh của người làm báo trong tác phẩm của mình, trực tiếp phỏng vấn từ những cựu quan chức cấp cao trong quân đội Mỹ, những cựu binh trực tiếp can dự đến những tội ác, đến những nhân chứng lịch sử – những thường dân hiện vẫn đang sống trên mảnh đất miền Nam Việt Nam. Read more…

Categories: Tiếng Việt, Xa